Xét nghiệm CK và những điều cần biết

CK là một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể nên nồng độ CK trong máu sẽ giúp phản ánh tình trạng hoạt động và sức khỏe của các khối cơ. Dựa vào tính chất này, xét nghiệm CK được chỉ định khi người bệnh có tổn thương cơ bắp hoặc sức khỏe tim mạch.

1. Xét nghiệm CK là gì?

 

Creatine Kinase (CK) là enzyme xúc tác hỗ trợ phản ứng sinh hóa chuyển creatine thành phosphocreatine. Enzyme CK được cấu tạo từ 2 chuỗi polypeptide có nguồn gốc khác nhau tạo thành là chuỗi M có nguồn gốc cơ và chuỗi B có nguồn gốc não. Như vậy, CK có 3 iso enzyme gồm:

  • CK-MM: được tìm thấy trong tim và cơ xương của người
  • CK-MB: được tìm thấy chủ yếu ở tim
  • CK-BB: được tìm thấy chủ yếu ở não nhưng hầu hết bị chặn bởi hàng rào máu não nên không xuất hiện trong tuần hoàn máu.

Xét nghiệm CK là xét nghiệm máu nhằm định lượng nồng độ enzyme CK có thể là toàn phần hoặc CK-MB hoặc kết hợp cả hai. Nồng độ CK máu sẽ phản ánh tình trạng cơ bắp và sức khỏe tim, đặc biệt trong các trường hợp cơ bắp, cơ xương hoặc tim bị tổn thương. Vì vậy xét nghiệm Creatine Kinase có thể sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.

Cách trái tim hoạt động và bơm máu khắp cơ thể
Nồng độ enzyme CK trong máu phản ảnh tình trạng sức khỏe tim mạch

2. Xét nghiệm CK được chỉ định khi nào?

 

Xét nghiệm CK toàn phần thường được chỉ định trước hoặc cùng xét nghiệm định lượng hoạt độ CK-MB ở bệnh nhân nghi ngờ tổn thương cơ tim như:

Ngoài ra xét nghiệm còn được chỉ định nhằm:

  • Chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có triệu chứng hoặc điện tâm đồ liên quan đến bệnh lý này
  • Theo dõi hiệu quả của liệu pháp tan cục máu
  • Chẩn đoán nhồi máu cơ tim lại

3. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm CK

 

Giá trị của xét nghiệm CK bình thường sẽ phụ thuộc vào giới tính:

  • Nam: 38- 174 U/L
  • Nữ: 26-140 U/L
  • Hoạt độ CK-MB: <25 U/L
  • Tỷ số CK-MB/CK = 2,5-3%
Giới tính nam nữ
Giá trị CK bình thường phụ thuộc vào giới tính

 

Giá trị CK tăng có thể do các nguyên nhân như:

  • Tổn thương cơ tim do bệnh lý như: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, tổn thương cơ tim cấp, viêm màng trong tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, viêm màng ngoài tim
  • Tổn thương cơ tim do các nguyên nhân khác như chấn thương, phẫu thuật hoặc giảm oxy trong thiếu máu cục bộ cơ tim
  • Các bệnh lý ngoài tim: bệnh nhược cơ, thể dục quá sức, suy thận, suy giáp cấp, lạm dụng rượu

Một số yếu tố không liên quan đến bệnh lý nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ CK gồm có:

  • Khối lượng cơ của cơ thể: người tập thể hình có khối lượng cơ lớn nên mức CK cũng sẽ cao hơn so với người bình thường vì enzyme CK một phần được sinh ra bởi cơ
  • Vùng sinh sống
  • Người thể dục quá nặng
  • Sử dụng thuốc như thuốc hạ Cholesterol cũng làm tăng CK máu
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid giúp giảm đau hậu phẫu
Người bệnh sử dụng thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ CK

4. Những điểm cần lưu ý khi làm xét nghiệm CK

 

Khi chỉ định xét nghiệm CK cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Không cần làm xét nghiệm CK-MB nếu hoạt độ CK toàn phần dưới 80 U/L
  • Xét nghiệm CK-MB sẽ được làm khi hoạt độ CK lớn hơn 80 U/L và tỷ số CK-MB/CK toàn phần sẽ được dùng nhằm chẩn đoán tổn thương cơ tim
  • Xét nghiệm CK và CK-MB cần được làm lại mỗi 3, 6, 9 giờ sau lần đầu nếu nghi ngờ bệnh nhân có nhồi máu cơ tim lặp lại hoặc tổn thương cơ tim vẫn đang diễn ra.

Công ty TNHH Phát triển Thương mại Hợp Lực là nhà phân phối độc quyền hóa chất xét nghiệm sinh hóa của các hãng nổi tiếng như: Spinreact, ERBA, Biochemical Systems International, Dutch, với những ưu điểm vượt trội: (trích phần dưới này). Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp độc quyền các thiết bị xét nghiệm sinh hóa từ nhiều hãng lớn trên thế giới với nhiều ưu đãi hấp dẫn (tham khảo dưới đây).

Tham khảo: 

Hóa chất xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/hoa-chat-xet-nghiem/hoa-chat-sinh-hoa/

Thiết bị xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/thiet-bi-xet-nghiem/may-xet-nghiem-sinh-hoa/

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *