Sắp xếp, bảo quản hóa chất xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Hóa chất xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp, trong quá trình thí nghiệm và nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu không thực hiện việc bảo quản hóa chất đúng cách, có thể xảy ra những nguy cơ và tai nạn không mong muốn. Để đảm bảo an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm, việc sắp xếp và lưu trữ hóa chất cần được thực hiện một cách an toàn, hợp lý và khoa học. Quá trình này yêu cầu sự cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc chung về bảo quản hóa chất. Hãy cùng Hợp Lực Med tìm hiểu cách thực hiện việc này một cách hiệu quả để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm.

1. Phân loại hóa chất xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Hóa chất luôn có vai trò quan trọng trong bất kể phòng thí nghiệm nào (PTN sinh học, hóa học, vi sinh, môi trường, sinh học phân tử…) tại các trường học, bệnh viện, nhà máy sản xuất, chế biến, nhà máy xử lý nước thải…

Phân loại hóa chất trong phòng thí nghiệm để có kế hoạch bảo quản đúng cách. Hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, tuân thủ đúng các quy định về sử dụng và bảo quản hóa chất là bước đầu cho một phòng thí nghiệm đạt an toàn.

Trong một phòng thí nghiệm người ta có thể phân thành các loại hóa chất như sau:

1.1. Nhóm thông dụng

  • Bao gồm một nhóm nhỏ các chất hóa học: các axit (axit clohidric, axit nitric, axit sunfuric), các bazo (dung dịch amoniac, dung dịch kiềm NaOH, KOH) và Bari oxit, ngoài ra còn một số muối, chủ yếu là muối vô cơ. Bên cạnh đó có các chất chỉ thị hóa học (P.P, M.O)

1.2. Nhóm đặc dụng

  • Chỉ được sử dụng đối với những công việc thí nghiệm nhất định.

2. Vậy cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm nào bạn cần biết?

– Nơi bảo quản hóa chất là nhà kho phải được tính toán kỹ lưỡng, có tính chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng. Nhà kho phải được đặt xa khu nhà ở và nguồn nước bề mặt như sông, suối và chỗ chứa nước cung cấp cho nhu cầu dân sinh hoặc nước tưới rộng.

– Các hóa chất nguy hiểm cần để tại nơi làm việc với số lượng vừa đủ cho yêu cầu sử dụng trong ca. Số còn lại sẽ được bảo quản trong kho. Kho hóa chất phải đảm bảo được yêu cầu an toàn cho thủ kho, cho những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.

– Nơi bảo quản hóa chất phải được giữ nơi khô ráo, tránh sự gia tăng nhiệt độ. Trong điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh, hầu hết các hóa chất sẽ bị phân hủy và thậm chí của thùng chứa cũng có thể bị hỏng.

Nơi bảo quản hóa chất phải được giữ nơi khô ráo, tránh sự gia tăng nhiệt độ
Nơi bảo quản hóa chất phải được giữ nơi khô ráo, tránh sự gia tăng nhiệt độ

– Tại các nơi bảo quản hóa chất phòng thí nghiệm cần đánh dấu các ký hiệu cảnh báo thích hợp. Bất cứ ký hiệu cảnh báo nào cũng cần phải tuân thủ những yêu cầu của quốc gia về các khía cạnh màu sắc, hình tượng và dạng hình học. An ninh nhà kho là quan trọng nhằm ngăn chặn kẻ trộm hoặc những người không có thẩm quyền lạm dụng hóa chất.

– Các phòng rửa phải được đặt ở gần nhà kho để mọi người sử dụng hóa chất ở trong kho dùng thuận lợi. Phòng rửa cần được trang bị bể rửa, xà phòng và khăn lau và  cần có lối ra vào phù hợp với những cửa chịu lửa được mở hướng ra ngoài.

– Cửa phải có kích cỡ tương ứng để cho phép vận chuyển một cách an toàn. Phòng bảo quản nên có hệ thống gió phù hợp để làm loãng hoặc hút sạch lượng khí độc sinh ra. Những nơi làm việc thông gió tự nhiên không đủ thì phải lắp  quạt thông gió.

Những lưu ý khí bảo quản hóa chất:

  • Những loại thuốc thử được sử dụng thường xuyên đựng trong các lọ đựng hóa chất to, còn đối với các loại thuốc thử ít dùng đến thì nên bảo quản tại các lọ nhỏ.
  • Tất cả các lọ đựng hóa chất phải được ghi kí hiệu và tên gọi của từng loại hóa chất đó.
  • Lọ thủy tinh cần được làm sạch, sấy khô trước khi cho hóa chất vào để bảo quản. Quý vị có thể sử dụng một số loại tủ sấy đối lưu chuyên dụng.
  • Khi cân hóa chất nên sử dụng các vật chứa như mặt kính đồng hồ, becher sau đó mới để lên đĩa cân.
  • Đối với những loại hóa chất dễ cháy nổ cần phải được bảo quản riêng biệt, tránh lửa, tránh nguồn điện.
  • Những hóa chất xảy ra phản ứng bốc cháy khi tiếp xúc với nhau thì tuyệt đối không được bảo quản chung.
  • Bảo quản những loại chất dễ hút ẩm hoặc dễ biến đổi bằng lọ thủy tinh có nắp đậy.
Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm trong các tủ hóa chất chuyên dụng
Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm trong các tủ hóa chất chuyên dụng
  • Trang bị tủ hút khí độc trong phòng thí nghiệm.
  • Mỗi cá nhân khi vào phòng thí nghiệm đều phải trang bị cho mình vật dụng bảo hộ cá nhân như áo Blouse, mắt kính, gang tay,…
Trang bị tủ hút khí độc, tủ sấy đảm bảo an toàn hóa chất trong phòng thí nghiệm
Trang bị tủ hút khí độc, tủ sấy đảm bảo an toàn hóa chất trong phòng thí nghiệm

3. Những lưu ý cần nhớ trong quá trình quản lý hóa chất phòng thí nghiệm

– Đối với các hóa chất dễ bắt lửa như xăng, benzen, cồn đốt, axeton,… không nên để và tập trung ở một chỗ.

– Khi sử dụng nên trang bị bình cứu hỏa tại phòng thí nghiệm

– Phải có các tem nhãn trên tất cả các bao bì đựng hóa chất để tránh nhầm lẫn các loại hóa chất với nhau

– Đối với những hóa chất dễ bay hơi hoặc tác dụng với oxi, khi cacbonic, hơi nước cần đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng 1 lớp parafin.

– Cần bảo quản các hóa chất có tác dụng với cao su như brom và axit nitric trong lọ có nút thủy tinh để đảm bảo hóa chất không ăn mòn dụng cụ.

– Sử dụng tủ đựng hóa chất, trang bị mặt bàn phòng thí nghiệm nên sử dụng các vật liệu chống ăn mòn hóa chất và chống cháy nổ đối với những tử đựng hóa chất dễ cháy.

– Các chất kiềm có tính hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với oxi, khi cacbonic và hơi nước, cần đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng một lớp parafin.

– Các kim loại natri và kali phải được đựng trong lọ dầu hỏa hay xăng, khi làm các thí nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ không được vứt bừa bãi, vì sẽ dễ gây ra hỏa hoạn, do đó cần được thu lại hoặc hủy đi.

Ví dụ: Photpho trắng được đựng vào lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng cần cắt tron8 g nước và khi đục hộp chứa photpho trắng phải được tiến hành trong thùng nước.

– Các hóa chất độc hại như muối xianua, muối thủy ngân (clorua, nitrat, thủy ngân axetat) cần phải để trong tủ có khóa rất cẩn thận.

– Không những vậy, trong phòng thí nghiệm nên bảo quản bằng tủ đựng hóa chất để dễ dàng trong việc phân loại, sử dụng hóa chất.

Địa chỉ cung cấp hóa chất xét nghiệm sinh hóa uy tín, chất lượng

Công ty TNHH Phát triển Thương mại Hợp Lực là nhà phân phối hóa chất xét nghiệm sinh hóa của các hãng nổi tiếng như: Spinreact, ERBA, Biochemical Systems International, Dutch, với những ưu điểm vượt trội: (trích phần dưới đây). Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp độc quyền các thiết bị xét nghiệm sinh hóa từ nhiều hãng lớn trên thế giới với nhiều ưu đãi hấp dẫn (tham khảo dưới đây). 

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về các giải pháp xét nghiệm y tế tốt nhất cho bạn.

Tham khảo:

Hóa chất xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/hoa-chat-xet-nghiem/hoa-chat-sinh-hoa/

Thiết bị xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/thiet-bi-xet-nghiem/may-xet-nghiem-sinh-hoa/

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HỢP LỰC

ĐỊA CHỈ TẠI HÀ NỘI

Văn phòng kỹ thuật: C2 – 12B.17 Vinhomes D’Capitale 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Kho hàng: N02_07 khu Tái định cư, ngõ 66b Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline service: 0933.44.8888

Kinh Doanh: 0815.44.6666

Hotline Kỹ thuật – Mr. Tú: 0911.954.822

Email: hieuphan@hoplucmed.com.vn

ĐỊA CHỈ TẠI HẢI PHÒNG

Văn phòng đại diện: HA1.46 Vinhomes Marina, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng.

Trụ sở chính: Số 91 Nguyễn Tường Loan, Quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng.

Hotline service: 0933.44.8888

Kinh Doanh 1: 0815.44.6666

Hotline Kỹ thuật – Mr.Tuyến: 0855.869.428

Email: hieuphan@hoplucmed.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *