Tầm quan trọng của xét nghiệm albumin trong chẩn đoán và điều trị bệnh

1. Thế nào là xét nghiệm albumin và vai trò của albumin trong cơ thể

Albumin là một loại protein huyết thanh quan trọng, nó chiếm khoảng 60 – 80% tổng số protein trong cơ thể. Albumin được sản xuất bởi gan, với định lượng khoảng 10,5g mỗi ngày. Ở những người khỏe mạnh, albumin nồng độ ổn định trong máu thực hiện nhiều chức năng quan trọng như:

  • Duy trì áp suất keo của máu, ngăn hiện tượng nước thấm qua thành mạch ra ngoài gian bào.

  • Tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi bằng cách cung cấp các axit amin.

  • Vận chuyển các chất: bilirubin, hormon steroid, hormon giáp, axit béo, thuốc và nhiều sản phẩm khác sinh ra trong quá trình chuyển hóa.

Khi hàm lượng albumin trong máu thay đổi tức là có dấu hiệu của sự tổn thương hoặc rối loạn hoạt động của cơ thể. Albumin trong máu tăng lên khi cơ thể bị mất nước. Ngược lại, albumin giảm khi chức năng gan bị ức chế, do albumin bị phân hủy nhiều hoặc bị đào thải qua nước tiểu.

Như vậy, xét nghiệm albumin là công cụ quan trọng giúp đánh giá chức năng gan, thận.

Xét nghiệm albumin

Xét nghiệm albumin là một xét nghiệm quan trọng trong đánh giá chức năng gan

2. Các bệnh liên quan đến thay đổi chỉ số albumin

Chỉ số albumin trong máu luôn được duy trì ổn định và biến động trong giới hạn cho phép. Chỉ số albumin bình thường ở người lớn là  35 – 50 g/L. Nếu hàm lượng albumin trong máu thay đổi thì bệnh nhân có thể đang gặp phải các vấn đề bệnh lý như:

  • Albumin máu tăng cao: Do mất nước.
  • Albumin máu giảm: thường gặp trong các trường hợp mắc bệnh gan (xơ gan, bệnh gan do rượu,…), tiểu đường, tổn thương cầu thận, suy thận, bệnh nhân bị sốc, suy dinh dưỡng, viêm, đặc biệt là sau phẫu thuật. Ngoài ra, các trường hợp bỏng, bệnh đường ruột, lupus ban đỏ, nhược giáp, suy tim, đa u tủy xương,… cũng có khả năng làm giảm hàm lượng albumin máu.

Ngoài ra, các trường hợp sau đây cũng có thể cho kết quả xét nghiệm albumin máu bất thường:

  • Albumin máu giảm ở phụ nữ có thai trong khi đó Globulin máu lại tăng.

  • Buộc garo lâu có thể làm tăng chỉ số albumin trong máu.

  • Chế độ dinh dưỡng giàu đạm có thể làm tăng albumin máu.

  • Một số thuốc có tác dụng làm tăng hoặc giảm lượng albumin máu.

  • Người hiến máu trong thời gian gần đây cũng có thể có chỉ số albumin máu tăng.

xét nghiệm albumin

Các bệnh lý tại gan có thể làm giảm lượng albumin trong máu

3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm albumin?

Xét nghiệm albumin máu được thực hiện khi bác sĩ muốn kiểm tra chức năng gan, thận và các cơ năng khác của cơ thể. Xét nghiệm này thường được chỉ định cho người có các triệu chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không tiêu.

  • Sút cân nhanh và nhiều.

  • Vàng da, vàng mắt.

  • Sưng phù tay chân, mắt, bụng.

Xét nghiệm albumin thường được thực hiện cùng nhiều xét nghiệm khác như AST, ALT, GGT, bilirubin nhằm đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của gan, thận. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được tiến hành cùng xét nghiệm prealbumin để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

xét nghiệm albumin

Người có biểu hiện vàng da, vàng mắt nên thực hiện xét nghiệm albumin

4. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để có được kết quả khách quan nhất:

  • Xét nghiệm nên thực hiện vào sáng sớm, sau khi đã nhịn ăn 12 tiếng. Lúc này, các thành phần sinh hóa máu ổn định và phản ánh tương đối chính xác tình hình sức khỏe của người bệnh.

  • Không nên sử dụng các thức uống có cồn hoặc các chất kích thích trong vòng 6 – 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.

  • Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sử dụng thuốc và dị ứng thuốc của bạn.

  • Trao đổi và hỏi bác sĩ về các lưu ý và những việc cần làm trong và sau khi xét nghiệm.

Quá trình thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ hoặc nhân viên y tế lấy một lượng máu nhỏ ở tĩnh mạch cánh tay.

Sau khi xét nghiệm xong, bạn nên:

  • Dùng bông ép nhẹ lên vị trí lấy máu để cầm máu.

  • Nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 5 – 10 phút và có thể hoạt động bình thường sau đó.

  • Không nên mang vác hoặc đeo những vật nặng sau khi làm xét nghiệm.

  • Khi thấy có bất thường nào (chóng mặt, buồn nôn,…) hoặc có các câu hỏi nào thắc mắc, hãy hỏi ngay bác sĩ để được giải quyết kịp thời.

 

Công ty TNHH Phát triển Thương mại Hợp Lực là nhà phân phối độc quyền hóa chất xét nghiệm sinh hóa của các hãng nổi tiếng như: Spinreact, ERBA, Biochemical Systems International, Dutch, với những ưu điểm vượt trội: (trích phần dưới này). Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp độc quyền các thiết bị xét nghiệm sinh hóa từ nhiều hãng lớn trên thế giới với nhiều ưu đãi hấp dẫn (tham khảo dưới đây).

Tham khảo: 

Hóa chất xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/hoa-chat-xet-nghiem/hoa-chat-sinh-hoa/

Thiết bị xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/thiet-bi-xet-nghiem/may-xet-nghiem-sinh-hoa/

Nguồn: medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *