Xét nghiệm CRP giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm của cơ thể

Viêm là phản ứng của cơ thể chống lại và bảo vệ cơ thể khi bị tổn thương. Xét nghiệm CRP định lượng protein phản ứng C trong máu, đặc trưng cho mức độ và tình trạng viêm. Từ đó, xét nghiệm CRP giúp theo dõi, đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm CRP

1. Xét nghiệm định lượng CRP có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm định lượng CRP, viết tắt của C – reactive protein, hay Protein phản ứng C, là một loại glycoprotein sản xuất tại gan. Protein này bình thường không được sản xuất. Khi cơ thể bị viêm, mô cơ thể bị phá hủy thì CRP được sản xuất vào trong huyết thanh.

Thông thường, kể từ khi có tình trạng viêm, chỉ số CRP sẽ tăng điển hình trong vòng 6 giờ. Như vậy, bác sỹ sẽ xác định tình trạng viêm sớm hơn với xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Do nồng độ globulin máu và hematocrit thay đổi, nhưng CRP không phụ thuộc vào 2 giá trị này nên có giá trị chẩn đoán cao.

Với đặc trưng của CRP trong cơ thể người, xét nghiệm CRP thường được dùng để kiểm tra tình trạng viêm như:

Đánh giá tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật 6 – 12 tiếng là thời điểm nồng độ CRP trong máu tăng nhanh nhất, tối đa sau khoảng 48h tiếng, sau đó nồng độ này sẽ giảm vào ngày thứ 3 sau mổ. Nhưng nếu sau 3 ngày, nồng độ CRP vẫn tăng kéo dài thì đây có thể là nguy cơ nhiễm trùng mới xuất hiện hậu phẫu.

Xét nghiệm CRP

Xác định phát hiện nhiễm trùng và bệnh lý gây viêm

Các bệnh như: viêm và xuất huyết ruột, ung thư hạch bạch huyết, viêm khớp dạng thấp, bệnh miễn dịch lupus ban đỏ, nhiễm trùng xương,…

Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn

Với bệnh nhân điều trị nhiễm trùng hay ung thư, xét nghiệm CRP đặc biệt quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị. Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh, giảm xuống bình thường theo đúng chu kỳ nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt.

2. Quy trình xét nghiệm CRP và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Bệnh nhân xét nghiệm CRP bình thường sẽ không phải kiêng ăn, kiêng uống gì trước khi xét nghiệm. Tuy nhiên đôi khi, bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân kiêng ăn 4 – 12 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác.

Quy trình lấy mẫu máu xét nghiệm CRP thực hiện như bình thường. Chuyên viên y tế sẽ làm các thủ tục để lấy máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau khi lấy máu, bệnh nhân được băng, ép lên vùng chọc kim để cầm máu.

Kết quả xét nghiệm CRP có thể chưa phản ánh đúng tình trạng viêm và vấn đề liên quan do các yếu tố ảnh hưởng như:

– Nồng độ CRP cao ở bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể cao (BMI), bệnh nhân cao huyết áp, người mắc hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, người có nồng độ triglyceride cao, HDL thấp.

– Nồng độ CRP cao ở phụ nữ ở giai đoạn sau thai kỳ, hoặc sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone.

– CRP tăng cao ở người hút thuốc lá.

– CRP cao ở người béo phì.

– CRP thấp do sụt cân, uống rượu bia, tập thể dục lâu dài, hoạt động nhiều.

– CRP giảm do sử dụng thuốc chống viêm không steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn beta giao cảm.

3. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm CRP

Bình thường chỉ số CRP ở mức cho phép với người không có viêm nhiễm khoảng: 0 – 1mg/dL hay <10mg/L.

CRP sẽ tăng cao nếu người bệnh bị viêm nhiễm. Nếu chỉ số CRP đang cao và giảm xuống nghĩa là tình trạng viêm nhiễm giảm, bệnh nhân tiến triển theo chiều hướng tốt.

Với nguyên nhân do viêm nhiễm, tổn thương khiến CRP trong máu tăng gấp nhiều lần (tối đa 1000 lần). Ngoài ra, yếu tố gây tăng mảng xơ vữa, làm nghẽn tắc động mạch vành, tạo điều kiện xuất hiện huyết khối cũng là nguyên nhân gây CRP tăng.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm CRP

CRP trong máu giảm thường tương ứng với giảm LDL – cholesterol trong huyết thanh. Đặc biệt bệnh nhân LDL – cholesterol trong máu giảm dưới 70mg/100ml ít bị tái phát bệnh tim. Chỉ số dưới 2mg/l thì giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.

Sự tích tụ các mảng xơ vữa lâu ngày trong mạch máu là nguyên nhân làm tăng viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu các mảng xơ vữa bị vỡ ra, có thêm máu đông làm tắc nghẽn mạch máu thì nguy cơ đột quỵ, nhồi  máu cơ tim rất cao.

Vì thế, kết quả xét nghiệm CRP được sử dụng để phát hiện sớm nguy cơ biểu hiện bệnh ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch. Tình trạng bệnh cũng được đánh giá và quyết định có nên can thiệp kĩ thuật hay không. Nguy cơ tim mạch theo kết quả xét nghiệm CRP tính theo đơn vị mg/l máu như sau:

Xét nghiệm CRP

  • Nguy cơ tim mạch thấp: CRP dưới 1 mg/l

  • Nguy cơ tim mạch vừa: CRP 1 – 3 mg/l

  • Nguy cơ tim mạch cao: CRP > 3mg/l

Như vậy, xét nghiệm CRP được sử dụng để đánh giá, xác định tình trạng viêm của cơ thể. Chỉ số CRP có ý nghĩa chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh.

Tuy nhiên, để kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần thực hiện ở cơ sở y tế uy tín.

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/xet-nghiem-crp-giup-danh-gia-tinh-trang-viem-nhiem-trung-cua-co-the-s58-n16577

Link tham khảo sản phẩm do Công ty Hợp Lực cung cấp: https://hoplucmed.com.vn/hoa-chat-xet-nghiem/hoa-chat-sinh-hoa/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *