Xét nghiệm Glucose và HbA1c: Ý nghĩa từng chỉ số và so sánh

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính có nguy cơ cao dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phát hiện bệnh từ sớm sẽ đem lại lợi ích lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Hai xét nghiệm Glucose và HbA1c đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường. Nhưng glucose và hba1c có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau để hiểu đúng giá trị của từng chỉ số.

1. Ý nghĩa xét nghiệm Glucose

Glucose (đường) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Xét nghiệm glucose máu giúp định lượng chính xác hàm lượng đường trong máu, được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán bệnh tiểu đường.  

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói được sử dụng như một tiêu chí để chẩn đoán đái tháo đường

Chỉ số glucose máu lúc đói (fasting plasma glucose – FPG) được sử dụng như một tiêu chí để chẩn đoán đái tháo đường. Để kết quả phép định lượng có độ chính xác cao, trước khi làm xét nghiệm glucose trong máu lúc đói, bạn cần nhịn ăn hoặc không ăn gì trên 8 tiếng. Do đó, thời gian thuận tiện nhất để làm xét nghiệm này là vào buổi sáng.

 

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mức đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 70-100 mg/dL (3,9 – 6,4mmol/L) được xem là bình thường. Trường hợp lượng glucose trong máu đo được lúc đói dao động trong phạm vi 110-126 mg/dL (6,1-7 mmol/L), nghĩa là có sự rối loạn đường huyết khi đói. Đây được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường.

Nếu kết quả xét nghiệm glucose trong máu lúc đói đo được lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/L), chứng tỏ lượng đường trong máu cao ngay cả khi chưa ăn gì trong vòng 8 tiếng. Khi đó, bạn sẽ tiến hành đo lần hai, nếu kết quả vẫn trên 126 mg/dL thì được đánh giá là mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

dung nạp Glucose quá mức khiến đường máu tăng cao

Dung nạp Glucose được dùng làm “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán tiền tiểu đường, tiểu đường

Xét nghiệm dung nạp glucose, hay nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT) được dùng làm “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán tiền tiểu đường, tiểu đường và đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. OGTT đánh giá khả năng tự sử dụng glucose (khả năng chuyển hóa glucose) của cơ thể, thông qua đó đánh giá nguy cơ bị đái tháo đường của người bệnh.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Trước khi làm xét nghiệm, người bệnh cần nhịn ăn trong vòng 10-16 giờ và khẩu phần ăn trong 3 ngày trước đó phải đảm bảo bổ sung tối thiểu 150 gam carbohydrate/ngày. OGTT sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian 7-9 giờ sáng.

Sau khi lấy máu để xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói, bệnh nhân sẽ được cho uống dung dịch 75 gam glucose hòa tan trong 250-300ml nước và chỉ định lấy máu xét nghiệm tại thời điểm 2 giờ sau đó. Nếu chỉ số đường máu đo được nằm trong khoảng 7,8-11,1 mmol/L thì nguy cơ cao bạn đang bị tiền tiểu đường. Còn mức glucose trong máu trên 11,1 mmol/L thì bạn sẽ được chẩn đoán bị tiểu đường.

Xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên

Đây là loại xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và thường được tiến hành đo 2 lần để tăng độ chính xác của kết quả. Bệnh nhân không cần nhịn ăn uống trước khi làm xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên.

Nếu kết quả cho thấy lượng glucose trong huyết tương lớn hơn 11,1 mmol/L (200 mg/dL) hoặc glucose trong máu toàn phần lớn hơn 10 mmol/L (180 mg/dL) thì kết luận bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, trường hợp nồng độ glucose trong máu đo được ở thời điểm bất kỳ mà nhỏ hơn 7,8 mmol/L thì cần thực hiện thêm xét nghiệm tăng glucose máu để khẳng định kết quả.

2. Xét nghiệm HbA1c cho người nghi ngờ mắc đái tháo đường

Xét nghiệm HbA1c cho người nghi ngờ mắc đái tháo đường

Xét nghiệm HbA1c cho người nghi ngờ mắc đái tháo đường

HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt tồn tại trong hồng cầu, biểu thị tình trạng gắn kết của đường trên hemoglobin hồng cầu. HbA1c tăng 1% đồng nghĩa với việc mức đường huyết tăng khoảng 1,7 mmol/L (30 mg/dL). Trung bình hồng cầu có tuổi thọ khoảng 120 ngày nên HbA1c sẽ phản ánh sự tăng hoặc giảm glucose huyết trong thời gian đó.

Do đó, theo dõi chỉ số HbA1c sẽ góp phần đánh giá tình trạng kiểm soát lượng đường máu của bệnh nhân tiểu đường liên tục trong 3 tháng. Bên cạnh đó, xét nghiệm HbA1c còn được sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường.

Chỉ số HbA1c ở người bình thường nằm trong khoảng 2,2-5,7%. Nếu giá trị HbA1c dao động từ 5,7-6,4 % thì nguy cơ cao bệnh nhân bị tiểu đường. Còn trường hợp chỉ số HbA1c ở người bệnh trên 6,4 % thì được kết luận mắc bệnh tiểu đường.

3. So sánh xét nghiệm glucose và HbA1c

xét nghiệm máu chuẩn đoán bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm glucose máu được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm glucose máu được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán bệnh tiểu đường, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế. Còn xét nghiệm HbA1c thường được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị và khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị tiểu đường. Hiện nay, cũng đã có nhiều tổ chức y tế sử dụng HbA1c để tầm soát và chẩn đoán bệnh đái tháo đường.  

Vậy, xét nghiệm glucose và HbA1c có ưu, nhược điểm cụ thể thế nào? Lời giải đáp sẽ được trình bày trong bảng so sánh dưới đây.

So sánh xét nghiệm glucose và HbA1c

Xét nghiệm glucose

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm glucose máu lúc đói

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Ưu điểm

  • Kinh phí làm xét nghiệm thấp
  • Mẫu thử chỉ lấy một lần duy nhất
  • Dễ dàng tự động hóa
  • Ứng dụng được rộng rãi
  • Độ nhạy cao với nguy cơ phát hiện tiền tiểu đường và tiểu đường ở phụ nữ mang thai
  • Chi phí thấp
  • Đơn giản, dễ thực hiện
  • Thuận tiện cho người bệnh, không cần nhịn đói
  • Có thể lấy mẫu xét nghiệm  tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày
  • Một mẫu thử duy nhất là máu toàn phần
  • Mẫu thử có độ ổn định tương đối cao trong thời gian bảo quản
  • Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như stress, vận động mạnh…
  • Độ biến thiên sinh học rất nhỏ
  • Xét nghiệm HbA1c được chuẩn hóa cho mọi dụng cụ
  • Phản ánh hàm lượng glucose máu trong thời gian dài (2-3 tháng)
  • Giá trị chỉ số HbA1c dự báo sự tiến triển các biến chứng vi mạch của bệnh tiểu đường
  • Sử dụng để theo dõi việc kiểm soát lượng glucose trong máu và  hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường

Nhược điểm

  • Bất tiện cho bệnh nhân do phải nhịn đói trên 8 giờ
  • Mẫu thử kém ổn định, có sai số
  • Độ biến thiên sinh học lớn
  • Nồng độ glucose trong máu thay đổi trong ngày và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tinh thần hoặc các bệnh cấp tính
  • Nồng độ đường trong máu cũng thay đổi theo vị trí lấy mẫu thử như máu tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch
  • Xét nghiệm glucose máu lúc đói không liên quan mật thiết với các biến chứng do tiểu đường gây ra
  • Trước khi tiến hành xét nghiệm cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, gây bất tiện cho bệnh nhân.
  • Kinh phí xét nghiệm cao
  • Tốn thời gian (khoảng 4 giờ)
  • Ảnh hưởng tới khẩu vị
  • Mẫu thử không ổn định
  • Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủng tộc hoặc tuổi thọ hồng cầu
  • Một số bệnh sắc tố và bệnh về máu cũng làm chênh lệch kết quả đo lường chỉ số HbA1c
  • Có thể không áp dụng được ở một số cơ sở y tế trên thế giới
  • Chi phí làm xét nghiệm HbA1c tốn kém

Xét nghiệm glucose và HbA1c là hai xét nghiệm giúp chẩn đoán và sàng lọc sớm bệnh tiểu đường. Từ đó giúp bác sĩ kịp thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hạn chế tối đa được các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, chỉ số HbA1c còn được sử dụng để đánh giá tình trạng điều hòa đường máu trong quá trình điều trị.

 

Tham khảo thêm 1 số sản phẩm hỗ trợ chẩn đoán HbA1c dưới đây:

– Máy xét nghiệm HbA1c: https://hoplucmed.com.vn/may-xet-nghiem-hba1c

Nguồn: https://mpsuno.vn/xet-nghiem-glucose-va-hba1c/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *