Ý nghĩa của xét nghiệm ion đồ máu

Xét nghiệm ion đồ máu để làm gì?

Các ion hay còn được gọi là các chất điện giải (gồm các ion chính la Na, K, Cl) đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể người; góp phần duy trì điện áp trên màng tế bào của các tế bào thần kinh; tế bào tim; tế bào cơ cũng như mang xung điện từ chúng đến các tế bào khác.

1. Xét nghiệm ion đồ (điện giải đồ) là gì?

 

Các chất điện giải bao gồm ba ion chính đóng các vai trò chức năng khác nhau :

  • Natri (Na): là ion chính của dịch ngoài tế bào; đóng vai trò cơ bản trong điều hòa cân bằng nước và duy trì áp lực thẩm thấu máu. Tính ổn định của nồng độ natri máu là một yếu tố cơ bản giúp duy trì hằng định nội môi trong cơ thể. Natri được hấp thu qua khẩu phần ăn hàng ngày và lượng natri dư thừa sẽ được đào thải phần lớn qua đường nước tiểu và một lượng nhỏ qua mồ hôi.
  • Kali (K): đây là ion chính chịu trách nhiệm về thăng bằng kiềm – toan; điều hòa áp lực thẩm thấu tế bào và đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh và tình trạng co cơ. Kali được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu.
  • Clo (Cl): là ion chính của dịch ngoài tế bào; có chức năng tham gia duy trì tình trạng trung hòa điện tích; là một thành phần của hệ đệm tế bào; hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước trong cơ thể.

Khi cơ thể khỏe mạnh; hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng điện tích, giúp quá trình trao đổi hóa học; hoạt động cơ và nhiều quá trình sống khác của cơ thể diễn ra bình thường. Khi cơ thể xuất hiện bất thường về nồng độ các chất điện giải trong cơ thể có thể dẫn đến sự mất cân bằng về điện giải; dẫn đến mất cân bằng về nội môi, mất cân bằng acid-base cũng như cân bằng về chất lỏng; làm rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh; tế bào cơ tim và rối loạn nhiều chức năng khác của cơ thể.

2. Xét nghiệm ion đồ máu để làm gì?

 

Xét nghiệm ion đồ (điện giải đồ) định lượng nồng độ các ion điện giải này trong cơ thể. Việc xác định nồng độ các ion điện giải đóng vai trò quan trọng trong viêc xác định phương hướng điều trị; cũng như theo dõi chẩn đoán một số bệnh lý nhất định (tăng huyết áp; suy tim, suy thận ..). Tùy tình trạng và triệu chứng của người bệnh; xét nghiệm ion đồ được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm khác như một phần của xét nghiệm thường quy hoặc sử dụng riêng rẽ.

Xét nghiệm ion hóa đồ giúp theo dõi bệnh lý tăng huyết áp

Xét nghiệm ion hóa đồ giúp theo dõi bệnh lý tăng huyết áp

 

Khi người bệnh tăng nồng độ Clo máu (hyperchloremia) sẽ xuất hiện các triệu chứng như: yếu cơ; thở nhanh sâu, thờ ơ, mệt lả, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê. Trên người bệnh giảm nồng độ Clo máu (hypochloremia) có thể xuất hiện tình trạng tăng trương lực cơ; cơn co cứng cơ tetani, thở nông.

Trên các bệnh nhân có tình trạng tăng Kali máu sẽ có biểu hiện yếu cơ; khó ở, buồn nôn và tiêu chảy. Ngược lại; những bệnh nhân có Kali máu giảm thấp sẽ có biểu hiện lú lẫn; chán ăn, tụt huyết áp cũng như giảm phản xạ.

Tình trạng giảm Natri máu sẽ gây nên các triệu chứng lâm sàng trên người bệnh như mệt lả; thiểu niệu, mạch nhanh, đau đầu, rung cơ; thậm chí co giật hôn mê. Khi tăng nồng độ Natri trong máu, người bệnh sẽ sốt; khát, vật vã; khô các màng do mất nước trong tế bào thường do sự mất cân bằng giữa lượng nước đưa vào cơ thể và lượng nước bị đào thải ra khỏi cơ thể; đi kèm với tăng áp lực thẩm thấu.

3. Kết quả xét nghiệm ion đồ máu nói lên điều gì?

 

Bình thường, nồng độ các chất điện giải trong cơ thể luôn nằm trong một khoảng hằng định.

Nồng độ Natri máu bình thường nằm trong khoảng 135 – 145 mmol/l.

  • Tăng Natri máu thường gặp khi người bệnh mất nước hoặc truyền quá nhiều dịch muối, các bệnh lý như cường cortisol, cường aldosterol tiên phát, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
  • Giảm Natri máu thường gặp trong tinh trạng người bệnh mất natri quá mức như tiêu chảy, nôn, bỏng, dùng quá liều thuốc lợi tiểu. Khi máu bị hòa loãng do truyền nhiều dịch không chứa các chất điện giải hoặc suy tim, xơ gan, suy thận, hội chứng thận hư cũng làm giảm Natri trong máu.

Nồng độ Kai máu bình thường nằm trong khoảng 3.5 – 5.0 mmol/l.

  • Tăng Kali máu hay xuất hiện trên các bệnh nhân suy thận nặng, người bệnh có tình trạng tan máu, bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhiễm toan chuyển hóa .
  • Giảm Kali máu gặp trên người bệnh mất kali qua đường tiêu hóa như: nôn, tiêu chảy, có tình trạng hẹp môn vị, bỏng rộng, các bệnh lý như hội chứng Cushing do dùng quá liều corticoid, cường aldosterol, bệnh thận kẽ hay ngộ độc salicylate ..
Kết quả xét nghiệm ion hóa đồ giúp xác định nồng độ Kali trong máu
Kết quả xét nghiệm ion hóa đồ giúp xác định nồng độ Kali trong máu

 

Nồng độ Clo máu bình thường nằm trong khoảng 90-110 mmol/l.

  • Tăng Clo máu hay xuất hiện trên các bệnh nhân suy thận nặng, suy thận cấp, hội chứng Cushing, người bệnh nhiễm toan chuyển hóa. .
  • Giảm Clo máu gặp trên người bệnh nhiễm trùng cấp; suy vỏ thượng thận, bệnh Addison, tiêu chảy, bỏng, nôn, hẹp môn vị.

Link tham khảo các hóa chất sinh hóa của công ty Hợp Lực:

https://hoplucmed.com.vn/hoa-chat-xet-nghiem/hoa-chat-sinh-hoa/

Nguồn : vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *