Các phương pháp phân tích xét nghiệm sinh hóa sử dụng Cuvet

Khi cài đặt thông số cho các xét nghiệm trên các máy xét nghiệm sinh hóa tự động và bán tự động, có rất nhiều các phương pháp đo để lựa chọn, phù hợp với từng loại xét nghiệm cụ thể. Hôm nay, chúng tôi hân hạnh mời bạn cùng với Hợp Lực Med khám phá về một số phương pháp xét nghiệm sinh hóa sử dụng Cuvet.

ley de beer lambert 2

Các phân tích sử dụng cuvet được thực hiện với các kính lọc 340nm, 380nm, 405nm, 510nm, 546nm, 578nm, 620nm, 700nm, v.v

1. Phương pháp phân tích điểm cuối (End – Point).

Thiết bị thực hiện việc đo độ hấp thụ của dung dịch khi mẫu bệnh phẩm và hóa chất đã phản ứng xong. Sau đó, độ hấp thụ đo được sẽ được nhân trực tiếp với hệ số K và đưa ra kết quả trực tiếp dưới dạng đơn vị là nồng độ hấp thụ (mol/L). Hệ số K có thể được nhập trực tiếp vào máy hoặc có thể được thiết bị tự tính toán khi chuẩn hóa máy. Nếu phương pháp chuẩn hóa máy được sử dụng thì hệ số K được tính như sau:
K = Cchuan/ABSchuan
Trong đó:
– Cchuan là nồng độ của dung dịch chuẩn.
– ABSchuan là nồng độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn.
Giá trị của hệ số K được sử dụng để tính toán nồng độ của mẫu theo công thức sau:
Cmau = K.ABSmau
Trong đó:
– Cmau: là nồng độ của ion trong mẫu.
– ABSchuan: là độ hấp thụ quang học của mẫu.

2. Phương pháp phân tích động học hai điểm (Fixed – time).

Hay còn gọi là phương pháp thời gian định mức.
Ở phương pháp này dung dịch mẫu và hóa chất được ủ và đọc hai lần (thực hiện hai phép đo ABS trên một mẫu):
– Phép đo đầu tiên được thực hiện sau thời gian trễ.
– Phép đo thứ hai được thực hiện sau thời gian phản ứng lúc phản ứng thứ nhất hoàn thành.
Thiết bị xác định sự sai khác về độ hấp thụ giữa hai lần đo (∆ABS), sau đó tính toán giá trị nồng độ bằng cách nhân ABS với hệ một hệ số K phù hợp. Hệ số K này có thể là:
– Đưa vào trực tiếp từ người vận hành (phương pháp Kixed – time dùng hệ số K).
– Tính toán bởi thiết bị theo chuẩn (phương pháp Fixed – time dùng chuẩn).
 Phương pháp này được sử dụng để xác định nồng độ của các chất có tốc độ phản ứng với thuốc thử không tuyến tính như: Urea, Creatinine.
Công thức tính toán của phương pháp như sau:
 Cmau = Δ ABS x K = (ABS2 – ABS1) x K
Trong đó: ABS1 và ABS2 là độ hấp thụ quang của dung dịch ở lần đọc thứ nhất và thứ hai.

3. Phương pháp phân tích động học (Kinetics).

Trong phương pháp phân tích động học, tốc độ phản ứng được xác định bởi quá trình đo sự thay đổi độ hấp thụ của mẫu trên một đơn vị thời gian. Thiết bị thực hiện đọc lần kết quả đầu tiên sau một thời gian trễ đã được đặt trước. Sau đó thực hiện các phép đo khác nhau sau các khoảng thời gian đều nhau của tổng thời gian phân tích đã được thiết lập (thời gian phản ứng). Thiết bị xác định độ hấp thụ khác nhau giữa hai lần đo liên tiếp và tính toán độ hấp thụ trung bình ABStb. Khoảng thời gian giữa hai lần đo liên tiếp có thể là một khoảng thời gian thay đổi được xác định bằng phương pháp tối ưu hóa.
Độ hấp thụ trung bình sau khi đã được xác định sẽ được nhân với hệ số K (đã biết) để cho kết quả theo công thức sau:
Hoạt độ Enzym (U/L) = ABStb.K
Đối với phương pháp đo động học hệ số K thường được nhà sản xuất hóa chất chỉ định trước hoặc cũng có thể được tính toán theo công thức:
  K = (Vtron.100)/(Vmau.e.s)
Trong đó:
– Vtron là thể tích mẫu xét nghiệm và hóa chất sau khi trộn.
– Vmau là thể tích của mẫu xét nghiệm.
– e là hệ số liên kết của chất nhiễm sắc.
– s là độ dài phần quang (theo cm).
Phân tích Kinetic thường gồm 2 khoảng trễ:
– Thời gian trễ (thời gian trễ ban đầu để các phản ứng được thực hiện).
– Thời gian phản ứng (thời gian tính từ lúc phản ứng đến khi thu được kết quả).
Tổng thời gian được hiển thị trong khi thực hiện phân tích là tổng thời gian của hai khoảng thời gian trên.
– Ref 0 (hoặc Abs 0, nếu cho phép Blank trên Kinetic) là giá trị độ hấp thụ ban đầu của dung dịch so với không khí tại thời điểm t = 0 là thời điểm bắt đầu thời gian trễ.
– Abs 0: Giá trị độ hấp thụ ban đầu của dung dịch so với mẫu trống (trong trường hợp thiết bị sẽ yêu cầu đưa vào một mẫu trống trước khi đưa dung dịch vào phân tích).
– D.Abs.0: Độ hấp thụ delta trong thời gian trễ (t = 0, t là tổng thời gian trễ), đó chính là độ sai lệch hấp thụ giữa dung dịch tại thời điểm bắt đầu trễ đến khi phản ứng bắt đầu (bắt đầu thời gian phản ứng).
– D.Abs: Hệ số hấp thụ delta trong thời gian phản ứng chia thành bốn lần đo. Sự khác nhau về độ hấp thụ của dung dịch trong quá trình thực hiện phân tích Kinetic.

4. Phương pháp đo 2 màu (Bichromatic)

Cơ sở của phương pháp đo màu dựa trên sự chênh lệch độ hấp thụ quang của dung dịch đối với hai bước sóng khác nhau (λ1  –  λ2):
              Cmau = Δ ABS(λ1  –  λ2) x K = (ABSλ1 – ABSλ2) x K
Trong đó:
– Cmau: Nồng độ ion trong mẫu cần phân tích.
– ABSλ1: Độ hấp thụ quang học của mẫu phân tích với bước sóng λ1.
– ABSλ2: Độ hấp thụ quang học của mẫu phân tích với bước sóng λ2.
– K: Hệ số động học tương ứng với các hoá chất.

5. Phân tích đa chuẩn (Multistandards).

Trong phương pháp phân tích này, thiết bị sẽ thực hiện việc nội suy tuyến tính giữa những điểm khác nhau của đường cong hiệu chuẩn; thiết bị có thể thực hiện nội suy tới 7 điểm trên đường cong. Thuật toán phân tích được thực hiện như sau:
                       Cmau = Cn + [(Cn+1 – Cn)x(ABSmau-ABSn)/(ABSn+1 -ABSn)]
Trong đó:
– Cmau: Nồng độ của mẫu.
– Cn: Nồng độ của chất chuẩn thứ n.
– Cn+1: Nồng độ của chất chuẩn thứ n + 1.
– ABSmau: Độ hấp thụ của mẫu.
– ABSn: Độ hấp thụ của chất chuẩn thứ n.
– ABSn+1: Độ hấp thụ của chất chuẩn thứ n + 1.
n là số thự tự của chất chuẩn và được biểu diễn như sau:
0 < n < 7
ABSn < ABSmau < ABSn+1

6. Phương pháp đo huyết thanh trắng (Serum Blank).

Phương pháp đo huyết thanh trắng sử dụng hai phản ứng cho mỗi mẫu xét nghiệm. Nó xác định độ hấp thụ quang của mẫu phản ứng với hoá chất (mẫu 2) và mẫu không phản ứng với hoá chất (mẫu 1).Công thức tính toán cho phương pháp này là:
                        Cmau = [(Δ ABSmau)/(Δ ABSchuan)]xCchuan = [(ABSmau2 – ABSmau1)/(ABSchuan2 – ABSchuan1)]xCchuan
Trong đó:
– Cmau: Nồng độ mẫu cần phân tích.
– ABSmau: Độ hấp thụ quang học của mẫu phân tích.
– ABSchuan: Độ hấp thụ quang học của dung dịch chuẩn.
– Cchuan: Nồng độ dung dịch chuẩn.

Địa chỉ cung cấp hóa chất xét nghiệm sinh hóa sinh hóa uy tín, chất lượng

Công ty TNHH Phát triển Thương mại Hợp Lực là nhà phân phối hóa chất xét nghiệm sinh hóa của các hãng nổi tiếng như: Spinreact, ERBA, Biochemical Systems International, Dutch, với những ưu điểm vượt trội: (trích phần dưới đây). Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp độc quyền các thiết bị xét nghiệm sinh hóa từ nhiều hãng lớn trên thế giới với nhiều ưu đãi hấp dẫn (tham khảo dưới đây). 

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về các giải pháp xét nghiệm y tế tốt nhất cho bạn.

Tham khảo:

Hóa chất xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/hoa-chat-xet-nghiem/hoa-chat-sinh-hoa/

Thiết bị xét nghiệm sinh hóa: https://hoplucmed.com.vn/thiet-bi-xet-nghiem/may-xet-nghiem-sinh-hoa/

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HỢP LỰC

ĐỊA CHỈ TẠI HÀ NỘI

Văn phòng kỹ thuật: C2 – 12B.17 Vinhomes D’Capitale 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Kho hàng: N02_07 khu Tái định cư, ngõ 66b Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.

Hotline service: 0933.44.8888

Kinh Doanh: 0815.44.6666

Hotline Kỹ thuật – Mr. Tú: 0911.954.822

Email: hieuphan@hoplucmed.com.vn

ĐỊA CHỈ TẠI HẢI PHÒNG

Văn phòng đại diện: HA1.46 Vinhomes Marina, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng.

Trụ sở chính: Số 91 Nguyễn Tường Loan, Quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng.

Hotline service: 0933.44.8888

Kinh Doanh 1: 0815.44.6666

Hotline Kỹ thuật – Mr.Tuyến: 0855.869.428

Email: hieuphan@hoplucmed.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *